MỤN NỘI TIẾT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Tác giả: baongoc93 Ngày đăng: 24/07/2023

Mụn nội tiết gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, di truyền, stress… Mụn này có thể gây ra những tổn thương về da làm mất thẩm mỹ như sẹo lõm, vết thâm… Do đó, cần hiểu rõ mụn nội tiết là gì, nguyên nhân do đâu để tìm được cách điều trị hiệu quả nhất.

 

1. Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là trình trạng mụn gây ra bởi tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Mặc dù nó thường liên quan với tình trạng rối loạn nội tiết ở độ tuổi dậy thì, mụn nội tiết có thể ảnh hưởng bất kỳ lứa tuổi nào và rất thường gặp ở phụ nữ. Ước tính rằng khoảng 50% phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 29 và 25% phụ nữ ở độ tuổi từ 40 đến 49 bị mụn có liên quan đến nội tiết.

 

 

Hai giai đoạn gây ra mụn chủ yếu là khi nữ giới bước vào chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ phụ nữ mãn kinh, bởi vì lúc này cơ thể khó kiểm soát được sự cân bằng của hormone, do vậy mụn hình thành trên gương mặt và nhiều vị trí khác trên cơ thể như: Ngực hay lưng,….cụ thể:

- Thời điểm hình thành mụn: Mụn nội tiết sẽ xuất hiện vào những ngày “đèn đỏ” ở các bạn nữ, đó là thời điểm mà nội tiết tố thay đổi mạnh nhất.

- Vị trí nổi mụn: Mụn sẽ xuất hiện ở khu vực xung quanh miệng, vùng xương gò má và quai hàm.

- Hình dạng: Mụn có hình cầu tròn, nhân nằm sâu rất dễ viêm nhiễm và biến đổi thành các dạng viêm sưng khác.

- Mặc dù không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng chúng ta vẫn nên theo dõi và điều trị tình trạng mụn do rối loạn nội tiết. Thông thường, mụn sẽ lên ồ ạt, gây mất thẩm mỹ trên gương mặt, đồng thời, rất nhiều người đánh mất sự tự ti vì những nốt mụn xuất hiện trên mặt, lưng hoặc ngực.

 

2. Đặc điểm của mụn nội tiết

Mụn nội tiết có thể được gây ra bởi sự mất cân bằng các loại hormone trong các trường hợp sau:
- Ở tuổi dậy thì mụn nội tiết thường ảnh hưởng đến vùng chữ T bao gồm vùng trán, mũi và vùng cằm. Tuy nhiên, mụn nội tiết ở người trưởng thành thường bị ở vùng mặt dưới, đó chính là ở vùng cằm và dọc theo quai hàm. Đối với một số người, mụn nội tiết tố có dạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc các mụn nhỏ hay u nang, các u nang mụn nằm sâu dưới da, mang đầy đủ đặc tính của tình trạng viêm sưng, nóng, đỏ và đau.

 

 


- Sự rối loạn nội tiết tố thường xảy ra trong độ tuổi dậy thì, khi đang đến chu kỳ kinh nguyệt, ở những bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang, mãn kinh hoặc có tăng nồng độ của androgen. Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể làm nặng thêm tình trạng mụn bằng cách gia tăng:

+ Sản xuất bã nhờn trong lỗ chân lông tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh mụn phát triển.

+ Viêm da tổng thể.

+ Tắc nghẽn các tế bào da trong nang lông.

+ Sản xuất các loại vi khuẩn gây mụn, chẳng hạn như Propionibacterium acnes.

- Một số phụ nữ bị mụn trứng cá sau khi tới tuổi mãn kinh trong khoảng từ độ tuổi 40 đến 50 tuổi. Đó là do tình trạng sụt giảm hormone estrogen và tăng nồng độ của những hormone androgen. Không chỉ thế một số phụ nữ sử dụng những liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giảm các triệu chứng của mãn kinh cũng có thể gây bùng phát mụn. Điều này do HRT sử dụng một số hormone protein để thay thế cho hormone estrogen và progesterone mà cơ thể mất đi. Hormone dòng progestin khiến lỗ chân lông giãn rộng, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập hình thành nên mụn trứng cá.

 

3. Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Có 4 yếu tố chính gây mụn trứng cá, trong đó rối loạn nội tiết tố đóng vai trò quan trọng.

+ Da tăng sản xuất bã nhờn do rối loạn nội tiết tố.

+ Vi khuẩn tích tụ, phát triển trên da khiến lỗ chân lông bít tắc, hình thành mụn viêm, mụn mủ.

+ Hệ thống miễn dịch phản ứng với vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.

+ Lỗ chân lông tắc nghẽn.

Ngoài ra cũng có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

+ Hội chứng buồng trứng đa nang. 

+ Stress, mệt mỏi.

+ Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.

+ Sử dụng quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da.

+ Tác dụng phụ của thuốc (steroid).

Khi bị mụn nội tiết, người bệnh nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp, từ đó việc loại bỏ mụn sẽ dễ dàng, nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

4. Triệu chứng nổi mụn nội tiết

Mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ, u nang và nốt sần đều là những triệu chứng của mụn nội tiết. Thông thường, mụn đầu trắng, đầu đen không gây đau, viêm hay sưng tấy, nhưng nếu bị viêm sẽ hình thành u nang hoặc mụn mủ. 

Mụn nội tiết đa phần xuất hiện trên mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện ở một số nơi như: cổ, lưng, vai, ngực, quai hàm, cằm,…Mụn xuất hiện đi kèm với các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, các bệnh của tuyến nội tiết như: cường androgen (thừa androgen ở nữ)…

4.1. Phương pháp điều trị tự nhiên

Một số sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn nội tiết. Phương pháp này thường không có những tác dụng phụ đáng lo ngại và ít gây kích ứng da.

Các phương pháp điều trị mụn nội tiết từ thiên nhiên: 

- Sử dụng tinh dầu trà xanh hỗ trợ giảm viêm. Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm như: sữa rửa mặt có tinh dầu trà xanh hoặc tinh dầu trà xanh nguyên chất để rửa mặt, làm sạch da. 

- Không giống như sử dụng tinh dầu trà xanh để thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Uống một vài ly trà xanh mỗi ngày kết hợp với chăm sóc, vệ sinh đúng cách có thể giúp làn da khỏe mạnh, sạch mụn.

4.2. Phương pháp điều trị mụn nội tiết bằng thuốc

Mụn nội tiết nặng không thể điều trị đơn thuần bằng thuốc bôi và sữa rửa mặt. Người bệnh cần điều trị bằng thuốc giúp cân bằng/điều hòa nồng độ hormone. Một số biện pháp điều trị mụn nội tiết có thể kể đến như:

- Thuốc ngừa thai

Những loại thuốc ngừa thai được sử dụng để điều trị mụn nội tiết có chứa thành phần ethinylestradiol kết hợp với một trong những thành phần như drospirenone, norgestimate, norethindrone. Bốn thành phần này có khả năng cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, giúp giảm tình trạng mụn nội tiết đặc biệt vào giai đoạn rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu các bạn có tiền sử bị rối loạn đông máu, tăng huyết áp, ung thư vú hoặc hút thuốc lá nhiều thì không nên sử dụng nhé. Vì thuốc tránh thai thường uống chống chỉ định cho những người này

 

- Thuốc kháng androgen

Thuốc chống androgen hoạt động dựa trên cơ chế giảm nội tiết tố nam androgen. Androgen là hormone tự nhiên có ở nam và nữ. Tuy nhiên khi hàm lượng androgen quá cao, chúng có thể gây ra các vấn đề về mụn trứng cá do can thiệp vào việc điều chỉnh các nang lông cũng như tăng sản xuất bã nhờn. Loại hoạt chất thường được sử dụng nhất đó chính là spironolacton. Thuốc này là thuốc hạ huyết áp nhưng có thể làm giảm nồng độ hormone androgen trong máu là một dạng hormone gây mụn.

Một số đối tượng có bệnh lý về thận hoặc ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung không nên sử dụng nhóm thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

- Retinoids cream/gel:

Trường hợp mụn nội tiết nhẹ, có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da có chứa retinoids. Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A, chứa nhiều trong những loại kem, gel,… và được bán ở các nhà thuốc. Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc có chứa retinoids cần thoa kem chống nắng đều đặn

Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị mụn riêng biệt. Người bệnh không tự ý mua thuốc chữa mụn nội tiết khi chưa thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da và bác sĩ nội tiết.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về mụn nội tiết tố, nếu đang bị mụn nặng, bạn nên chủ động đi kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng quên các sản phẩm chăm sóc da mụn, mặt nạ dành cho da mụn của Timeless Truth Mask để quá trình điều trị hiệu quả hơn nhé!

Bạn đang xem: MỤN NỘI TIẾT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0918 913455
popup

Số lượng:

Tổng tiền: