CỒN TRONG MỸ PHẨM CÓ THỰC SỰ ĐÁNG SỢ?

Tác giả: baongoc93 Ngày đăng: 12/07/2023

Mỗi lần thấy trong thành phần sản phẩm nào đó có "cồn"(Alcohol) chúng ta thường né vội vì sợ ảnh hưởng tới làn da. Thế nhưng cồn trong mỹ phẩm có vai trò thế nào và có nên sử dụng mỹ phẩm chứa cồn hay không, hãy cùng Timeless Truth Mask tìm hiểu nhé!

 

1. Cồn trong mỹ phẩm là gì?

 

Trong mỹ phẩm có 2 loại cồn mà chúng ta thường gặp: Cồn béo và cồn khô

- Cồn béo trong mỹ phẩm được sản xuất từ các acid béo, được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất nhũ hóa, giúp làm mềm và duy trì độ ẩm cho da. Một số loại cồn béo mà chúng ta có thể nhận biết trên các nhãn mác với dòng chữ như: Cetyl alcohol. Stearyl alcohol, Lauryl alcohol, Cetearyl alcohol.

- Cồn khô dạng cồn có chuỗi phân tử ngắn, mang đặc tính giống với cồn tồn tại trong bia. Một số loại cồn khô dễ nhận biết trên nhãn mác như: SD alcohol, Isopropyl alcohol, alcohol denat, methanol, ethanol, ethyl alcohol, polyvinyl alcohol, benzyl alcohol, methyl alcohol.

 

 

2. Tại sao trong mỹ phẩm lại có chứa cồn

 

Cồn béo được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm khác nhau. Được ứng dụng để làm chất hút ẩm trong các sản phẩm dưỡng da, hay được sử dụng làm chất nhữ hóa để phân tán nước với dầu tạo nền cho mỹ phẩm,... Cồn béo không hề gây khô da mà còn rất có ích trong việc cải thiện độ đàn hồi của da.

Cồn khô có đặc tính khử trùng hiệu quả trong y khoa còn đối với mỹ phẩm thì chúng được sử dụng như một chất bảo quản, làm cho sản phẩm được khô nhanh hơn, giúp da không bị bóng dầu mà lại giúp tăng sự thẩm thấu lên da hơn. Cồn khô được dùng làm dung môi trong mỹ phẩm để hòa tan nhiều chất mà nền nước không thể.

Ngoài ra, cồn là một thành phần tốt bởi vì nó giúp cho các thành phần khác như Retinol và Vitamin C hấp thụ vào da tốt hơn.

 

3. Cồn trong mỹ phẩm có hại không?

 

Nhìn chung thì cồn là một thành phần không gây hại nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên đối với cồn ở nhiều nồng độ khác nhau sẽ tác động lên da khác nhau.

Trong trường hợp với nồng độ cao (Được ghi ở đầu bảng thành phần), cồn khô có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, gây ảnh hưởng đến màng dưỡng ẩm khiến da khô căng, khó chịu, dễ gây kích ứng trên da. Cũng chính vì thế, nếu bạn là người sở hữu làn da khônhạy cảm thì nên tránh những sản phẩm có chứa drying alcohol trong thành phần.

Ngược lại đối với bạn da dầu, khi sử dụng nếu cảm thấy bề mặt da dễ chịu, kiềm dầu. Nếu cồn khô được sử dụng ở nồng độ thấp (được ghi ở giữa hoặc cuối bảng thành phần) cộng với các chất liên kết dưỡng ẩm khác thì nó lại có tác dụng rất tốt cho da dầu khi tạo cảm giác dễ chịu, thẩm thấu tốt hơn.

Riêng đối với cồn béo nếu dùng ở nồng độ cao thì lại dễ gây ra mụn, vậy nên những bạn thiên về da dầu, nhờn thì nên tránh sử dụng cồn béo ở nồng độ cao nhé.

 

4. Cách sử dụng sản phẩm mỹ phẩm chứa cồn

 

- Cồn béo

Nếu bạn thuộc các loại da như da nhạy cảm, da dễ nổi mụn và da dầu thì nên tránh xa các mỹ phẩm có cồn béo nhé! Tuy không làm khô da, nhưng theo vài nghiên cứu thì cồn béo có thể làm bít tắc lỗ chân lông, hoặc tệ hơn là phá vỡ kết cấu các màng lipid trên da.

Tuy nhiên, nếu bạn da khô, da thường hoặc hỗn hợp thì cũng chỉ nên chọn những sản phẩm mà cồn béo chỉ nằm ở giữa hoặc cuối bảng thành phần.

 

 

- Cồn khô

Như đã nói ở trên thì cồn khô khá phù hợp với những người da dầu nhờ làm da dầu luôn khô thoáng, không nhờn rít. Tuy nhiên, bạn đừng nên sử dụng cồn khô trong thời gian dài vì chúng sẽ làm bạn nhanh lão hóa, xỉn màu.

Đặc biệt những người da khô hoặc da mụn thì càng không nên dùng các mỹ phẩm có cồn khô. Vì chúng sẽ khiến da bạn mất đi lớp dầu tự nhiên, từ đó phải tiết dầu nhiều hơn khiến cho trình trạng mụn trở nên tệ hơn.

 

 

5. Cách nhận biết mỹ phẩm chứa cồn

 

Nhận biết bằng cách đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm. Kiểm tra mỹ phẩm có chứa các hoạt chất như alcohol, ethanol...

Một số gốc cồn béo thường thấy trong mỹ phẩm:

  • Arachidyl alcohol
  • Acetylated lanolin alcohol
  • Lanolin alcohol
  • Behenyl alcohol
  • Stearyl alcohol
  • Cetyl alcohol
  • Cetearyl alcohol (hỗn hợp cetyl alcohol và stearyl alcohol)
  • Myristyl alcohol

Các gốc cồn khô có hại cho làn da của bạn:

  • PA alcohol ( isopropyl alcohol, isopropanol )
  • Ethanol (ethyl alcohol, alcohol, etanol)
  • Methanol (methyl alcohol)
  • Denatured alcohol (alcohol denat, SD alcohol)
  • Polyvinyl alcohol
  • Benzyl alcohol

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được vai trò của cồn trong mỹ phẩm và biết cách lựa chọn thành phần phù hợp với làn da của mình. 

Bạn đang xem: CỒN TRONG MỸ PHẨM CÓ THỰC SỰ ĐÁNG SỢ?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0918 913455
popup

Số lượng:

Tổng tiền: